Hiện nay, loa Passive đang được ứng dụng nhiều trong các hoạt động hàng ngày như nghe nhạc, tổ chức tiệc hay tổ chức sự kiện. Vậy dòng loa Passive là gì; ưu và nhược điểm của dòng loa này ra sao; phân biệt với dòng loa Active như nào; hãy cùng EV Group tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Tìm hiểu về loa Passive
Khái niệm loa Pasive
Loa Passive (tên gọi khác là loa thường) không được tích hợp sẵn mạch công suất amplifier (âm ly) trong loa. Phía sau loa thường được trang bị thêm các cổng hỗ trợ kết nối với các thiết bị khác một cách dễ dàng nhằm tạo nên một hệ thống âm thanh hoàn chỉnh.
Đặc điểm:
Loa Passive cho phép người dùng có thể vận hành hiệu quả và quản lý được cả hệ thống âm thanh được thiết lập sẵn. Qua đó, có thể dễ dàng bảo quản từng thiết bị và nhanh chóng thay thế, sửa chữa khi phát hiện ra các sự cố ở từng thiết bị riêng biệt.
Cách thức hoạt động
Khác với dòng loa active, loa Passive chỉ được thiết kế với hệ thống loa bass và loa treble, không được khuếch đại do dòng loa này không bao gồm sẵn amply. Do vậy, loa Passive cần phải có amply rời được kết nối bên ngoài nhằm kéo và phát âm thanh khi sử dụng.
Ưu và nhược điểm của dòng loa Passive
Ưu điểm
– Chất lượng âm thanh: Do sử dụng, kết nối các thiết bị chuyên dụng riêng biệt, nên chất lượng âm thanh đầu ra của loa Passive thường tốt hơn so với loa có tích hợp nhiều tính năng trong một thiết bị.
– Khả năng nâng cấp: Dễ dàng nâng cấp và cập nhật các công nghệ mới nhất của các thiết bị như amply, nguồn nhằm đáp ứng với nhu cầu và mục đích sử dụng.
– Tinh chỉnh tùy ý: Loa Passive cho phép người dùng tùy chỉnh các tính năng, chế độ của từng thiết bị giúp cá nhân hóa hệ thống âm thanh theo sở thích và mục đích sử dụng riêng.
Nhược điểm:
– Tính chuyên môn cao: Đòi hỏi người dùng phải nắm chắc các kiến thức chuyên môn nhằm ứng dụng trong quá trình lựa chọn, lắp đặt và điều chỉnh các thiết bị âm thanh trong hệ thống.
– Giá cao: Mặc dù giá của loa Passive có phần thấp hơn so với loa Active ở cùng mức chất lượng. Nhưng do phải trang bị nhiều thiết bị riêng nên tầm giá dành cho cả hệ thống loa Passive khá cao và khó tiếp cận hơn.
– Vận chuyển khó khăn: Việc vận chuyển hệ thống loa Passive thường rất cồng kềnh do số lượng thiết bị và trọng lượng lớn. Qua đó gây khó khăn trong việc vận chuyển và làm tăng các chi phí liên quan.
So sánh loa Active và loa Passive
Trước khi so sánh và phân biệt giữa 2 dòng loa, các bạn có thể tham khảo bài viết về loa Active của EV Group để có thể hiểu rõ hơn về dòng loa này nhé.
Loa Active |
Loa Passive |
|
Thiết kế |
|
|
Công suất |
Công suất sử dụng từ 600-1000W |
Công suất sử dụng từ 350-400W |
Không gian sử dụng |
Phù hợp mọi không gian |
Sử dụng trong không gian gia đình và không gian kín |
Tầm giá |
Khoảng hơn 16 triệu đồng |
Khoảng hơn 13 triệu đồng (giá dành cho loa passive riêng, chưa bao gồm các thiết bị khác) |
Tóm lại, dòng loa Passive thường yêu cầu tính chuyên môn cao hơn so với dòng loa Active. Việc kết nối nhiều các thiết bị riêng biệt cũng giúp loa Passive sở hữu nhiều các ưu điểm và chức năng riêng như dễ dàng thay thế, điều chỉnh; mang đến chất lượng âm thanh với công suất lớn. Tuy nhiên vẫn có những nhược điểm và độ tiện lợi chưa bằng so với dòng loa Active. Vậy nên, người dùng nên tìm hiểu kĩ về hai dòng loa để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Vậy qua bài viết trên, EV Group hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về dòng loa Passive cũng như cách phân biệt, so sánh giữa dòng loa Active và dòng loa Passive.
EV Group chuyên cung cấp các sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu lớn như AUDAC, ElectroVoice, JBL… Nếu có nhu cầu, vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất:
Địa chỉ: BT28 Lacasa, 25 Vũ Ngọc Phan, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội.
Điện thoại: (+84)24 376 56789
Hotline: (+84)9185 56789
Email: [email protected]
Website: https://www.evgroup.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/evg.jsc