Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ phát nhạc trực tuyến, đi kèm với nhu cầu trải nghiệm âm nhạc với chất lượng âm thanh tốt, sống động và chân thực nhất, công nghệ âm thanh độ phân giải cao đã được ra đời nhằm phá vỡ mọi giới hạn về công nghệ và giúp thỏa mãn mong muốn nghe nhạc chất lượng cao của người dùng. Vậy công nghệ âm thanh độ phân giải cao là gì? Hãy cùng EV Group tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Âm thanh độ phân giải cao là gì?
Âm thanh độ phân giải cao, hay còn được gọi là âm thanh HD hoặc hi-res, cung cấp chất lượng âm thanh gần với bản ghi nguồn gốc nhất có thể. Mặc dù khái niệm âm thanh độ phân giải cao đã tồn tại trong một thời gian dài, nhưng phải đến năm 2014, Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Hoa Kỳ mới hợp tác với Hiệp hội Điện tử Tiêu dùng, Nhóm Giải trí Kỹ thuật số và Cánh Sản xuất & Kỹ sư của Viện Hàn lâm Thu âm để chính thức định nghĩa âm thanh độ phân giải cao: “âm thanh không mất dữ liệu có khả năng tái tạo toàn bộ dải âm thanh từ các bản ghi đã được tinh chỉnh từ các nguồn nhạc có chất lượng tốt hơn đĩa CD (48 kHz/20-bit hoặc cao hơn), đại diện cho những gì mà các nghệ sĩ, nhà sản xuất và kỹ sư ban đầu mong muốn.”
Âm thanh độ phân giải cao mang đến âm thanh chân thực,chi tiết và sống động
So với các tệp âm thanh nén như định dạng AAC và MP3 thường được sử dụng, các định dạng âm thanh hi-res mang lại trải nghiệm nghe chất lượng cao hơn nhiều. Tiêu chuẩn chất lượng của đĩa CD là 16-bit/44,1kHz. Trong đó, độ sâu bit đề cập đến lượng dữ liệu trong mỗi mẫu; tần số mẫu, hay tỷ lệ mẫu, đề cập đến số lần mỗi giây âm thanh được lấy mẫu. Theo tiêu chuẩn CD, có 16 bit cho mỗi mẫu và 44.100 mẫu mỗi giây.
Để dễ hình dung, hầu hết nội dung âm thanh hi-res nằm trong khoảng 24-bit/96kHz và thậm chí có thể lên đến 192kHz. Độ sâu bit và tần số mẫu của bản nhạc càng cao thì càng tốt trong việc truyền tải đến người nghe tất cả thông tin từ bản ghi gốc. Đó là lý do tại sao, với nhạc độ phân giải cao, bạn có thể nghe được từng hơi thở, tiếng ồn, và nhịp điệu mà nghệ sĩ muốn truyền tải với độ sâu và độ sắc nét mà bạn không thể có được từ các định dạng âm thanh kém hơn. Tương tự, âm thanh hi-res cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cách bạn trải nghiệm podcast, cải thiện độ rõ ràng của giọng nói và tăng cường độ bóng bẩy cho nhạc và hiệu ứng.
Bạn có thể nghe âm thanh độ phân giải cao ở đâu?
Tùy thuộc vào sở thích nghe nhạc và ngân sách, bạn có thể lựa chọn những thiết bị phù hợp hỗ trợ việc phát nhạc hi-res audio.
Điện thoại thông minh
Điện thoại Android có tính tương thích cao và hoạt động với nhiều định dạng tệp âm thanh hi-res như MP3, FLAC, AAC, WAV, MP2, OGG, và FLAC. Người dùng iPhone có thể phát các định dạng FLAC, AAC, AIFF, MP3, ALAC (Apple Lossless Audio Codec) của Apple, và nhiều định dạng khác. Tuy nhiên, một số định dạng, như WAV, không thể phát trực tiếp trên iPhone và cần có giải pháp thay thế. Nhìn chung, miễn là bạn có đủ dung lượng lưu trữ, bạn có thể nghe ngoại tuyến hoặc phát nội dung âm thanh HD từ các dịch vụ âm nhạc cung cấp tính năng này.
Máy tính để bàn
Bạn có thể dễ dàng mua và tải xuống nhạc độ phân giải cao trên máy tính của mình, vốn có khả năng tương thích với các định dạng tệp âm thanh hi-res nhiều hơn so với các thiết bị di động. Người dùng Mac đặc biệt có thể dễ dàng truy cập âm thanh độ phân giải cao thông qua Apple Music.
Máy nghe nhạc
Các mẫu máy nghe nhạc di động độ phân giải cao mới nhất tương thích với các định dạng như FLAC, MP3, AAC, DSD và các định dạng khác. Một số những thiết bị nghe nhạc chuyên dụng có thể cung cấp cho bạn đầy đủ các tính năng nghe nhạc HD với trải nghiệm nghe nhạc tuyệt vời.
Dịch vụ phát nhạc trực tuyến
Apple Music đã gia nhập cuộc chơi âm thanh không nén với dịch vụ phát nhạc trực tuyến độ phân giải cao của riêng mình, cùng với các dịch vụ như Amazon Music HD, Tidal, Qobuz, Primephonic và Idagio. Những dịch vụ này giúp người dùng thuận tiện nghe nhạc chất lượng cao ở mọi lúc mọi nơi chỉ với chiếc điện thoại cá nhân.
5 định dạng tệp âm thanh độ phân giải cao phổ biến
WAV |
Được mệnh danh là ông tổ của các tệp âm thanh. Các tệp WAV không nén được sử dụng để tạo đĩa CD và vẫn là một trong những định dạng được sử dụng rộng rãi nhất do chất lượng âm thanh vượt trội. Nhưng chất lượng âm nhạc cao đồng nghĩa với việc phải đánh đổi, và trong trường hợp này, các tệp WAV có kích thước lớn trở nên cồng kềnh hơn khi lưu trữ và sử dụng. |
AIFF |
Được Apple tạo ra vào năm 1988, AIFF hay Định dạng tệp trao đổi âm thanh, tương tự như WAV ở chỗ nó cung cấp nội dung âm thanh không mất dữ liệu và không nén, tái hiện chính xác nội dung âm thanh gốc với chất lượng âm thanh rất cao. |
FLAC |
Định dạng Free Lossless Audio Compression (FLAC) là lựa chọn hàng đầu cho phát trực tuyến âm thanh độ phân giải cao, cung cấp chất lượng âm thanh tương đương với đĩa CD mà không yêu cầu nhiều dung lượng lưu trữ. |
ALAC |
Tương tự như FLAC, phiên bản của Apple cung cấp khả năng nén không mất dữ liệu cho iTunes và iOS. |
DSD |
Direct Stream Digital là định dạng tệp có độ phân giải cao sử dụng cùng công nghệ điều chế mã xung (PCM) được dùng cho đĩa CD. |
Tải xuống và phát trực tuyến âm thanh độ phân giải cao
Nếu bạn mới tiếp cận với âm thanh độ hi-res, có rất nhiều nơi trực tuyến để bạn nâng cấp thư viện của mình. Tuy nhiên, bạn có thể không tìm thấy mọi album mà bạn muốn, vì chưa phải mọi thứ đều có sẵn ở định dạng âm thanh độ phân giải cao. Dưới đây là một số nơi để bạn tìm kiếm:
- Apple Music: Apple Music cung cấp cả âm thanh không nén và âm thanh không nén độ phân giải cao, mặc dù lựa chọn sau vẫn còn khá hạn chế.
- Bandcamp: Bandcamp là một nguồn tuyệt vời cho các nhạc sĩ indie bán sản phẩm của mình mà không bị mất phần trăm hoa hồng quá cao. Thay vào đó, nhạc sĩ nhận được 90% số tiền bạn chi trả. Và quan trọng là họ cung cấp nhạc không nén và âm thanh độ phân giải cao.
- Tidal: Người đăng ký Tidal HiFi hiện có quyền truy cập vào Tidal Masters, cung cấp một thư viện rộng lớn các album độ phân giải cao.
- Amazon Music HD: Amazon cung cấp dịch vụ phát trực tuyến độ phân giải cao cho những người đăng ký Amazon Music Unlimited.
- Qobuz, Studio Premier, và Studio Sublime: Qobuz cung cấp cả dịch vụ tải xuống và phát trực tuyến (trên Qobuz Studio Premier và Studio Sublime). Chất lượng rất cao nhưng giá cũng khá cao, có thể lên đến hơn 200 USD mỗi năm, tùy thuộc vào cấp dịch vụ của bạn.
- HDtracks: Danh mục của HDtracks thiên về nhạc cổ điển, jazz và oldies, và không cung cấp tùy chọn tải xuống từng bài hát riêng lẻ. Tuy nhiên, cửa hàng này ghi điểm lớn khi cho phép người mua xem trước tần số lấy mẫu và chọn định dạng tệp ưa thích giữa FLAC, ALAC, AIFF, WAV và DSD.
- 7digital: Để tải xuống, khó có ứng dụng phát nhạc trực tuyến nào thể đánh bại 7digital về sự dễ sử dụng và đa dạng.
Nhược điểm của âm thanh độ phân giải cao
Đối với đa số người dùng, nhược điểm lớn nhất và chủ yếu của âm thanh độ phân giải cao chính là kích cỡ của tệp âm thanh. Nó tiếp tục là một rào cản đáng kể khi người nghe xoay sở với dung lượng lưu trữ dữ liệu hạn chế. Tuy nhiên, mọi thứ đang được cải thiện. Định dạng FLAC chuẩn đã chỉ bằng một nửa kích thước của định dạng WAV không nén.
Chi phí cũng có thể là một rào cản lớn khác đối với những người đang chuyển sang âm thanh độ phân giải cao. Mặc dù các thiết bị và nền tảng cần thiết để nghe âm thanh độ phân giải cao có sẵn ở nhiều mức giá khác nhau, nhưng cuối cùng bạn vẫn phải chi nhiều hơn so với bình thường.
Các thiết bị hỗ trợ nghe âm thanh độ phân giải cao
Hiện nay, công nghệ âm thanh hi-res đã được tích hợp vào nhiều thiết bị tai nghe, loa chuyên dụng đến từ các thương hiệu lớn như JBL, ElectroVoice,… nhằm đáp ứng mọi nhu cầu nghe nhạc của người dùng cơ bản hay những nghệ sĩ, nhà sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp.
Nếu đang tìm kiếm các sản phẩm, thiết bị âm thanh hi-res, vui lòng liên hệ EV Group để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất:
Địa chỉ: BT28 Lacasa, 25 Vũ Ngọc Phan, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội.
Điện thoại: (+84)24 376 56789
Hotline: (+84)9185 56789
Email: [email protected]
Website: https://www.evgroup.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/evg.jsc