Trong lĩnh vực trình chiếu hiện nay, công nghệ máy chiếu DLP đã trở nên quen thuộc và được trang bị trên nhiều dòng máy chiếu khác nhau. Vậy công nghệ DLP là gì? Những điểm mạnh và điểm yếu của nó ra sao? Hãy cùng EV Group tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Công nghệ DLP là gì?
Công nghệ DLP (viết tắt của Digital Light Processing) là một công nghệ hiển thị được phát triển bởi Texas Instruments. DLP sử dụng các vi gương siêu nhỏ (micromirro) để phản xạ ánh sáng, tạo ra hình ảnh kỹ thuật số.
Dòng máy chiếu có trang bị công nghệ DLP được Digital Projection Ltd ra mắt vào năm 1997. Ngoài ra, Digital Projection và Texas Instruments cũng được trao tặng giải Emmy Awards cho công nghệ này vào năm 1998.
Nguyên lí hoạt động của công nghệ DLP
Công nghệ trình chiếu DLP hoạt động dựa trên công nghệ vi cơ điện tử quang học với 3 bộ phận chính: Vi mạch DMD, Nguồn sáng và bánh xe màu.
Vi mạch DMD (Digital micromirror device)
Đây được ví như là trái tim của công nghệ DLP, chứa hàng triệu vi gương siêu nhỏ có khả năng nghiêng về phía nguồn sáng và ngược lại. Bộ phận này còn có thể điều khiển cường độ ánh sáng đẻ tạo ra các điểm ánh sáng hoặc tối trên màn hình.
Nguồn sáng
Ánh sáng từ nguồn (thường được cung cấp bởi bóng đèn LED hoặc laser) chiếu thẳng tới chip DMD. Sau đó, các vi gương siêu nhỏ sẽ phản xạ ánh sáng này để tạo ra các hình ảnh xuất hiện trên màn hình.
Bánh xe màu (Color Wheel)
Để chiếu hình ảnh màu, bánh xe màu sẽ được đặt ở giữa nguồn sáng và chip DMD nhằm cung cấp màu cho hình ảnh được hiển thị. Thông thường, bánh xe màu sử dụng 4 màu chính là đỏ, lục, xanh dương và trắng để lần lượt tạo ra các màu sác đa dạng khác.
Ưu điểm của công nghệ DLP
Việc ra đời của công nghệ DLP cũng mang tới những điểm vượt trội về trình chiếu lúc bấy giờ.
Nâng cao chất lượng hình ảnh
Công nghệ DLP có khả năng tái tạo hình ảnh với độ sắc nét cao, đi cùng với độ tương phản tốt và màu sắc chính xác, chân thực.
Tốc độ phản hồi nhanh chóng
Do sử dụng vi gương cơ học, công nghệ DLP có khả năng đọc và xử lí hình ảnh với tốc độ rất nhanh, giảm thiểu các hiện tượng nhoè hình đối với các phân cảnh chuyển động nhanh
Kích thước nhỏ gọn
Máy chiếu DLP thường có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ hơn so với các loại máy khác. Điều này giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc di chuyển và lắp đặt, bảo dưỡng.
Nhược điểm
Tuy mang những ưu điểm nổi trội ở trên, DLP vẫn chứa đựng một số nhược điểm sau:
- Hiệu ứng cầu vồng: Đây là hiện tượng mà người xem có thể thấy các vệt màu đỏ, lục và xanh dương khi mắt di chuyển qua lại nhanh trên màn hình. Hiệu ứng này xuất hiện bởi ảnh hưởng của hoạt động bánh xe màu, và có thêr gây ra sự khó chịu cho một số người.
- Tiếng ồn: Bánh xe màu trong máy chiếu DLP có thể tạo ra tiếng ôn khi quay gây phân tâm trong một số môi trường yêu cầu sự yên tĩnh như lớp học, phòng họp, rạp chiếu phim…
- Tuổi thọ và bảo trì: Các bóng đèn sử dụng trong máy chiếu DLP thường có tuổi thọ hạn chế và cần thay thế và bảo dưỡng sau một thời gian sử dụng. Điều này có thể làm tăng chi phí sử dụng và vận hành máy chiếu
- Giới hạn góc nhìn: DLP cung cấp góc nhìn hẹp hơn so với các công nghệ hiển thị khác, đồng nghĩa với việc chất lượng hình ảnh có thể bị ảnh hưởng khi xem từ góc độ không chính diện
Ứng dụng của công nghệ DLP
Hiện nay công nghệ DLP đang được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực trình chiếu.
Máy chiếu phim
Công nghệ DLP được sử dụng rộng rãi đối với nhiều dòng máy chiếu khác nhau, phù hợp với nhiều nhu cầu và mục đích sử dụng như máy chiếu rạp phim, máy chiếu lớp học, văn phòng, hay thậm chí là máy chiếu dành cho rạp phim mini tại nhà.
TV và màn hình
Mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng DLP vẫn được sử dụng trên một số dòng TV và màn hình nhằm nâng cao chất lượng hiển thị hình ảnh.
Nếu có nhu cầu mua các dòng máy chiếu phim, vui lòng liên hệ EV Group để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất!
Địa chỉ: BT28 Lacasa, 25 Vũ Ngọc Phan, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội.
Điện thoại: (+84) 24 376 56789
Hotline: (+84) 9185 56789
Email: [email protected]
Website: https://www.evgroup.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/evg.jsc