Cách nhận biết và phân biệt loa Bass và loa Subwoofer (loa siêu trầm)

Hiện nay, đối với những người dùng thường xuyên nghe nhạc hay có sở thích hát karaoke, có lẽ ít nhiều cũng đã nghe tới 2 loại loa bass và loa subwoofer (loa siêu trầm). Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ và phân biệt được 2 loại loa này. Vậy nên hôm nay, các bạn hãy cùng EVGroup tìm hiểu về sự khác nhau giữa 2 dòng loa này nhé.

Loa bass và Loa Subwoofer là gì?

Loa bass (thường có tên khác là củ loa bass) là một bộ phận thuộc kết cấu của một mẫu loa hoàn chỉnh (loa full), ứng dụng trong các dòng loa nghe nhạc, loa xem phim hay loa hát karaoke để tăng cường âm trầm.

Thông thường, người ta thường phân loại âm thanh thành 3 loại cơ bản là âm bass (âm trầm),âm mid (âm trung) và âm treble (âm cao). Trong đó, âm bass là loại âm thanh có dải tần số thấp hơn so với 2 loại còn lại là mid và treble. m bass cũng được chia thành 3 loại:

  • Low bass, deep bass: dải tần số khoảng 20Hz~80Hz
  • Mid bass: dải tần số khoảng 80Hz~20Hz
  • Super bass, high bass: dải tần số khoảng 320Hz~500Hz

Loa subwoofer (hay còn gọi là loa sub hoặc là loa siêu trầm) là một loại loa hoàn chỉnh, có thể hoạt động độc lập với dải tần số thấp từ 20Hz đến 200Hz, đóng vai trò tái tạo và tăng cường âm thanh có tần số thấp. Hiện nay loa sub đang được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống âm thanh chuyên dụng, điển hình như dòng loa sub xem phim, loa sub karaoke,…

Loa sub cũng được chia làm 2 loại dựa theo công suất là loa sub chủ động và loa sub bị động

Cách nhận biết và phân biệt loa Bass và loa Subwoofer

Thông thường, người dùng có thể dễ dàng phân biệt thông qua cấu tạo và ngoại hình bên ngoài của 2 dòng loa này.

Loa bass: Thường có cấu tạo giống một củ loa, bao gồm củ nam châm, cuộn coil, màng loa và khung loa có nhiệm vụ tái tạo âm thanh ở dải tần số thấp từ 20Hz~500Hz. Độ lớn của loa bass cũng rất đa dạng tùy thuộc vào kích thước của mẫu loa hoàn chỉnh mà nó tạo thành.

Loa sub: khác với loa bass, loa sub có cấu tạo một mẫu loa cơ bản hoàn chỉnh bao gồm có thành phần thùng loa, bass loa, mạch phân tầng, cổng kết nối và các linh kiện khác. Đối với dòng loa sub điện sẽ được tích hợp thêm mạch công suất bên trong; tuy nhiên, dòng sub hơi lại không được trang bị như vậy nên cần thêm bộ khuếch đại âm thanh bên ngoài.

Một số điểm khác nhau khác giữa loa bass và loa sub

  Loa Bass Loa Subwoofer
Cấu tạo Củ loa

Loa hoàn chỉnh

Loại loa

Bass thụ động

Loa hoàn chỉnh

Tần số âm thanh

20Hz~500Hz

20Hz~200Hz

Kích thước loa

Nhỏ gọn (10-30cm đường kính loa)

Lớn hơn (>20cm đường kính loa)

Phân tần tần số âm thanh

Đa số không được trang bị sẵn mạch phân tần

Được trang bị sẵn mạch phân tần

Công suất

Nhỏ hơn. Thông thường từ 30W-200W

Lớn hơn. Thường >200W

Chất lượng âm thnah

Âm thanh chắc, mạnh, uy lực nhưng vẫn có độ mỏng nhất định 

Âm trầm sâu, có độ dày và cực kì uy lực

Ứng dụng

Sử dụng trong lĩnh vực âm thanh và giải trí: nghe nhạc, xem phim, hát karaoke,…

Loa bass có thể thay thế loa sub hay không?

Do có cùng mục đích sử dụng là tăng cường âm thanh ở tần số thấp nên loa bass hoàn toàn có thể sử dụng để thay thế loa siêu trầm ở trong một số trường hợp phổ thông như nghe nhạc, giải trí hay các trường hợp cấp thiết. Tuy nhiên, chất lượng âm thanh hay độ sâu của âm sẽ không thể đạt được hiệu quả tối đa. Vậy nên đối với các trường hợp đặc biệt cần sự chuyên nghiệp, yêu cầu cao, đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng âm thanh thì ta nên sử dụng loa subwoofer chuyên dụng để có thể đạt được kết quả cao nhất.

Nếu có nhu cầu tìm kiếm các loại loa sub chuyên dụng, bạn hãy liên hệ với EVGroup để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhé!

Địa chỉ: BT28 Lacasa, 25 Vũ Ngọc Phan, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội.

Điện thoại: (+84) 24 376 56789

Hotline: (+84) 9185 56789

Email: [email protected]

Website: https://www.evgroup.vn 

Fanpage: https://www.facebook.com/evg.jsc